Old school Swatch Watches
↓Cuối Trang
Bạn có thích BacNinhNo1.XTgem.Com?
Yahoo FaceBook Zing Me Google+ Twitter
Đánh giá (like - dislike)
+A Tăng cỡ chữ-AMặc định- -AGiảm cỡ chữ
Bacninhno1.xtgem.com
Thế giới tâm linh

Các loại ngãi
Ngải bàn tay
Mọc trên núi Két vùng An
Giang ,là thuộc họ cây bắt
ruồi ,củ như củ năng ,là loại ngãi
có độc chất.
Ngãi Hồng y
Có nơi còn gọi là loa kèn, có chỗ
mọc hoa trắng gọi là bạch y.
Công dụng: lấy hoa và củ làm
bùa tình ái.
Ngải này tạo nên sự lãng mạn và
tăng vẻ đẹp cho người dùng.
Người sử dụng có thể mơ thấy
ý trung nhân của mình, sau đó
không hẹn mà gặp, gặp rồi khó
lìa……
Loại nầy mọc tại vùng Đông
Nam bộ hợp khí sương lạnh…
không thấy ai nói đến dược
tính
Ngải Minh Ty rắn
Loại ngải này thuộc họ vạn niên
thanh,hoa có đầu giống như
đầu rắn nên người đời gọi dáng
thành tên.
Địa điểm : mọc trên núi Cấm - An
Giang, thuộc giống ngãi giữ nhà.
Ngãi diệp tiên
Ngải tiên - Hedychium
coronarium Koenig, thuộc họ
Gừng - Zingiberaceae.
Mô tả: Cây thảo cao 1-2m, có
thân giống cây Gừng. Lá không
cuống, hình mũi mác hay hình
dải mũi mác, nhọn cả hai đầu,
nhẵn ở mặt trên, có lông dễ rụng
ở mặt dưới, dài tới 60cm, rộng
12cm, thon. Cụm hoa hình trứng,
dạng nón của cây thông; lá bắc
hẹp. Hoa to màu trắng, rất
thơm; đài dạng ống không có
răng, tràng có ống dài và có 3
thuỳ hẹp; nhị có chỉ nhị trắng,
nhị lép xoan ngược, có móng
dài; cánh môi xoan ngược có
móng dài, chẻ đến tận giữa
thành 2 thuỳ tròn.
Ra hoa từ tháng 6-10.
Bộ phận dùng: Thân rễ, quả -
Rhizoma et Fructus Hedychii
Coronarii.
Nơi sống và thu hái: Loài phân
bố ở Ấn Độ, Nam Trung Quốc,
Malaixia, Úc và Việt Nam. Cây
mọc ở những vùng có khí hậu
mát lạnh và được trồng rộng rãi
khắp nước ta. Thu hái thân rễ
vào mùa thu, đông; dùng tươi
hay phơi khô.
Thành phần hoá học: Hoa chứa
0,05-0,07% một chất sánh với
mùi thơm gia vị, cho ra
50-57,8% một chất dầu đặc. Nếu
chưng cất bằng hơi nước, chất
đông đặc và chất dầu này sẽ
cho tinh dầu (hàm lượng 19%)
có giá trị cao trong hương liệu.
Rễ tươi chứa tinh dầu (1,7%)
mà trong thành phần có
eucalyptol.
Tính vị, tác dụng: Vị cay, mùi
thơm, tính ấm; có tác dụng khư
phong trừ thấp, ôn trung tán
hàn. Tinh dầu có tính gây trung
tiện, trừ giun.
Công dụng: Thường được dùng
chữa đau bụng: Thân rễ khô
6-12g sắc uống hoặc tán bột
uống. Cũng dùng chữa rắn cắn:
Lấy thân rễ tươi giã lấy nước
uống, bã đắp.
Ở Hawaii cây được dùng làm
thuốc trị thối mũi.
Rễ cây tán bột được dùng làm
thuốc hạ nhiệt ở Ấn Độ.
Ở Môluyc, người ta dùng làm
thuốc súc miệng; cũng dùng làm
thuốc trị tê thấp ở Ấn Độ, tinh
dầu cũng được sử dụng làm
thuốc trị giun.
Ở Vân Nam (Trung Quốc), thân
rễ trị đòn ngã tổn thương,
phong thấp gân cốt nhức mỏi,
cảm mạo đau mình mẩy, bạch
đới nóng lạnh. Quả dùng trị dạ
dày bụng đầy trướng, ăn uống
không tiêu.
Hay còn gọi là ngãi tiên ,thuộc
họ gừng , đặc biệt ra hoa vào
mùa mưa ,hương thơm dai
dẳng ,thuộc giống ngãi hổ hiếm
trong 12 loại ngãi hổ ,nếu biết
biết tận dụng hoa tác dụng cùng
tinh dầu ,có thể tế luyện thành
loại nước maha sanê ,yêu
đương và lôi cuốn hấp dẩn ,chặt
không đứt ,bứt không lìa !!!ngãi
nầy có trồng tại nhà thầy
Tamandieungo…..he he !
Cây ngãi phi
Hay còn gọi là ngãi thứ
phi ,không biết xuất xứ phải từ
Philipin hay không ?
Thuộc họ lan đất ,hoa mọc thành
chùm vươn cao màu trắng ,buổi
sáng có mùi thơm thoảng rất
diệu dàng nữ tính , đôi khi nhiều
năm không trổ hoa ,tại các chùa
Kh’mer Sóc Trăng hay Châu Đốc
hay có trồng hoa nầy 2 bên cửa
vào cổng chùa ……….nhưng dẫu
sao ngãi nầy vẫn hiếm có và rất
khó tìm ,và đặc biệt khó trồng
tại tư gia.
Về mặt dược tính ,củ cây có tính
gắn bó mau liền xương ,mạnh
gân.
Về huyền bí ,nó cho người chủ
nó được sự nuông chiều của
nhiều ý trung nhân mà không hề
tranh cạnh nhau về mặt ái tình.
Nàng chuyền lá dài
Khác với loại lá ngắn, màu của
nó sạm hơn, thân lá dài hơn.
Nàng chuyền lá dài còn có tên
gọi khác là xặc kụ, tức là cây cỏ
tu, có tánh linh.
Người Kh’mer Nam Bộ thường
hay trồng nó trên mộ người
mất. Người Việt thì lại trồng loại
cây này để mong cầu tài vì thấy
nó nhảy con tượng trưng cho
việc phát lộc.
Kỳ thực loại cây này có đặc
điểm như cây sống đời, thường
nhảy chuyền bụi ra ngoài đất.
Năm nào thấy nàng chuyền
nhảy bụi ra nhiều thì người
Kh’mer tin là năm đó con cháu
trong nhà có sanh đẻ thêm .
Ngải nàng Sắc
Hình dáng như nàng Chuyền
trơn nhưng màu lá xanh đậm
hơn và thân lá dài hơn. Phần
ngọn lá nhọn chứ không bầu
hoặc tròn như các loại nàng
khác. Sau này, hiếm thấy nơi
nào trồng loại ngải này. Có lẽ vì
ít người biết công dụng của nó
và khi trồng cũng khó trổ hoa.
Công năng của nàng Sắc cũng
dùng cho việc vận tài đắc lợi.
Nhưng nó hay hơn các loại nàng
khác ở chỗ có thể giữ nhà, đẩy
bớt ám khí từ những kẻ cạnh
tranh phá hoại ngầm việc làm ăn
buôn bán.
Ngải nàng NghệNàng Nghệ
thuộc họ gừng riềng, nhưng
vốn tính nhu mì thuận lợi cho
việc làm bùa yêu, ăn nói thu hút
cảm tình đối tượng vận chuyển
tài khí nên người ta thường gọi
ngải nàng.
Dáng của nàng Nghệ giống ngải
hổ nhưng thân thanh mảnh hơn,
lá thon và dài, không có sọc tím
giữa sống lá. Sở dĩ người ta gọi
là nàng Nghệ vì củ của nó có
màu vàng như nghệ nhưng sao
với củ nghệ, nó nhỏ hơn, màu
vàng trong ruột củ cũng nhạt
hơn.
Nàng Nghệ được trồng nhiều
trong Đông y kết hợp các vị
thuốc khác trị nhiều căn bệnh
viêm loét bao tử, ngoài da,
đường ruột…
(Củ nàng Nghệ)
Còn nhiều loại khác như nàng
Xoài, nàng Tía, nàng Rế… vì
không có điều kiện sưu tầm nên
đành gác lại vậy. Riêng nàng
Thâm, nàng Lùa, tôi đưa sang
bài "Các loại ngải độc tướng". Lý
do, hai loại ngải này có công
năng khá đặc biệt vượt qua
công dụng bình thường của
những loại ngải nàng.
Thông thường, khi hốt thuốc
Bắc hoặc đi khám ở bệnh viện,
ta thấy các bác sĩ đông tây y
đều cho thuốc tổng hợp nhiều
loại để bổ trợ cho nhau, không
có ai chỉ cho duy nhất một loại
thuốc. Trong cách luyện ngải
cũng vậy. Các thầy thường phối
hợp ít nhất 4 loại ngải với nhau
để luyện. Cách luyện như thế
nào, tôi sẽ giới thiệu khái quát
trong bài phép luyện ngải.
Ngải Mén
Tên gọi khác là Nàng Mén hay
chúa Mén.
Loại ngải này dáng như ngải hổ
nhưng nhỏ và thanh mảnh hơn.
Không biết ở các vùng miền
Đông Nam bộ và cao nguyên Bắc
bộ có hay không, riêng ở miền
Nam ngải Mén thường mọc phổ
biến trên đỉnh núi Cấm – An
Giang.
Ngải Mén rất kén thầy, phải là
người có duyên mới bắt gặp
được. Năm ngoái đi về núi Cấm
cùng Minh Tịnh, đến Điện Kín
làm lễ xong, chúng tôi ngồi mấy
người bên gộp đá. vậy mà chỉ có
ông huynh tôi bắt gặp cây này
trong khi cả đám không ai nhìn
thấy hết trơn. Tôi nghĩ đùa ,
chắc ông này không có vợ,
không có người yêu nên nàng
Mén muốn theo về cho có bạn
chứ gì.
Công dụng của ngải Mén là cầu
tài, cầu duyên và đặc biệt là làm
phép yêu. Người ta thường
trồng nàng mén trước cửa nhà
để chiêu tài, trồng sau nhà gần
cửa sổ phòng ngủ để cầu duyên
và dùng rể, củ nàng Mén để làm
ngải yêu.
Nhiều bạn ngạc nhiên vì sao có
nhiếu loại ngải yêu đến thế. Đó
là công năng chung của các loại
ngải nàng cơ mà. Tuỳ duyên và
khả năng luyện của mình mà các
thầy ngải chọn cho mình một
loại ngải phù hợp nhất để luyện
phép yêu. Tuy nhiên, theo ý kiến
riêng của tôi, sở dĩ các thầy
không luyện được ngải nàng
Quạt hay nàng Mén vì không
được người xưa chỉ dạy, hoặc
không được ngải này chọn lựa.
Khi nàng Mén trổ hoa, cánh hoa
Mén có số lượng khác nhau. Số
lượng khác, công năng cũng
khác. Hoa 6 cánh dùng để làm
dầu ăn nói, Mén có hoa 7 cánh
dùng để làm phép chiêu tài đắc
lợi vô cùng. Dưới đây là 2 tấm
ảnh về ngải Mén. Một tấm sưu
tầm và một tấm sao lại từ trang
TGVH.
NÀNG CÁT
Riêng người chà Châu Giang thì
họ lại dùng 1 loại ngải có hình
dáng như cây cây gừng
núi ,gừng gió ,lá như hổ mà nhỏ
hơn ,thân cây không xanh như
hổ mà có màu tim tím …gọi là
nàng Cát
Công năng dùng để chiêu
tài ,mua bán …có thể dùng ngải
chậu để dùng ,hoặc dùng hoa
của nó …loại nầy không mọc
trên núi ,,,,mà mọc trong cồn cát
ở giữa sông …ví vụ như miệt
Tường Đa ,tỉnh Bến Tre .
Tuỳ theo mỗi môn phái mà thầy
hay có những bài chú khác nhau
về nuôi và dùng ngải họ hổ
…….trên miền đông miệt kon
tum ,buôn mê hay định quán thì
lại có loại ngảii dạng như hổ mà
lá nhỏ hơn và nhọn hơn gọi là
ngải sa-bây (hay sa rây) cũng
dùng để mua bán và nói cho
nghe. Sau này nghiên cứu, tôi
mới biết ngải sa bây chính là
nàng Cát. ….
NÀNG QUẠT
Có một loại cây thuộc Nam dược
cũng chính là cây ngải. Đó là
ngải nàng Quạt.
Nàng Quạt có tên gọi dân gian là
cây rẻ quạt. Rẻ quạt có tên khoa
học Belamcanda sinensis (L.) DC,
họ lay ơn. Đây là một loại cây
mọc hoang sống lâu năm; thân
rễ mọc bò. Lá mọc thẳng đứng,
bẹ lá xếp vào nhau xòe ra như
cái quạt. Lá hình mác dài 20-40
cm, rộng 1,5-2 cm. Hoa có cán
dài 20-40 cm, chia thành nhiều
cành, mỗi cành mang một cụm
hoa. Hoa có 6 cánh màu vàng
cam đỏ điểm đốm tía. Quả nang
hình trứng. Hạt hình cầu xanh
đen bóng, đường kính 5 mm.
Đông y xếp xạ can vào loại
thuốc thanh nhiệt giải độc. Xạ
can vị đắng, tính hàn, vào các
kinh phế, can, có tác dụng trị
đau hầu họng, trừ đờm, dịu ho.
Xạ can hơi có độc. Người có tì vị
hư hàn, trẻ em dưới 7 tuổi, phụ
nữ có thai không được dùng.
(theo BS Trần Xuân Thuyết –
Vnexpress)
Trong huyền môn, nàng Quạt
được luyện để làm bùa yêu.
Thầy luyện ngải dùng bông của
nó để luyện vào dầu. Bông rẻ
quạt có nhiều màu sắc, mỗi màu
lại sử dụng cho một công năng
yêu khác nhau. Ví dụ, bông vàng
luyện phép yêu dành cho những
người ở gần nhau, bông đỏ
dành cho người không có điều
kiện gần gũi, bông trắng dùng
cho phép yêu mà không thể
cưới …
Tuy nhiên, có một điều mọi
người cần nhớ. Khi luyện nàng
Quạt, khí vận của người luyện
gắn liền với sự sống của cây.
Nếu cây bị chết, người trồng sẽ
bị xui xẻo không cứu vãn nổi.
Dưới đây là ngải nàng Mọi.
Nhiều người sưu tầm trên mạng
các bức hình ngải mọi theo dân
gian và vị thuốc Đông y mà
không biết rằng ngải nàng Mọi
hình dáng thật là thế nào.
Nhìn vẻ bề ngoài, nàng Mọi
không khác gì nàng Mơn, nhưng
quan sát kỹ ta sẽ thấy lá nàng
Mọi dài hơn, màu xanh đậm hơn
và lá xoăn dần ở phần ngọ. Công
năng của nàng MỌi chủ yếu là
để chiêu khách. Cho nên, khi
trồng loại cây này nhất thiết
phải để trước cửa, gần nơi
khách vãng lai thường qua lại.
Ngải nàng Chuyền
Còn có tên gọi khác là dây nhện.
Có lẽ người ta thầy nàng Chuyền
trổ nhánh toả ra như mạng
nhện mà đặt thành tên. Ngải
nàng Chuyền có lá màu xanh
đậm, chuyền sọc có lá xanh nhạt
hơn, dài khoảng 15 cm, sống lá
hằn sâu đến cuống.
Nàng Chuyền có 2 loại chủ yếu:
nàng Chuyền trơn và nàng
Chuyền sọc.
Nàng Chuyền sọc
Màu lá nhạt hơn nàng chuyền
trơn. Sống lá có màu trắng, hai
bên màu xanh, hoa trắng nhỏ
như nàng Rù, có mùi thơm nhẹ
lúc khuya và sáng sớm.
Cũng như các loại ngải nàng,
công năng của ngải nàng
Chuyền chủ yếu là hoá giải bớt
sự xui rủi, vận chuyển tài khí
đến cho chủ nhân. Nàng Chuyền
chỉ phù hợp khi ở trên cao, cho
nên người ta thường trồng
trong chậu và treo hai bên cửa.
Nếu trồng ở chậu dưới đất,
nàng Chuyền sẽ lấy hơi đất mà
phát triển thân và lá hơn mức
bình thường.
Ngải nàng Rù
Còn có tên gọi khác là ngải Quến
hay ngải Quyến. Nơi bán hoa
kiểng gọi đây là Lan chi sọc. Lá
nàng Rù thanh mảnh, ngắn
khoảng 20cm, đầu lá nhọn, hai
bên viền sọc màu trắng, ở giữa
có màu xanh lục, không đậm
bằng màu của nàng Mơn.
Nàng Rù thường trồng trong
chậu nhỏ. Người trồng thường
đặt chậu lên cao theo các mức:
đầu gối, thắt lưng, ngực, yếu
hầu, chân mày hoặc qua khỏi
đầu. Nàng Rù cần nhiều ánh
sáng mặt trời và sự chuyển
động của không khí. Cho nên,
nếu để úng nước, rễ củ sẽ bị
thối dần và héo lá đến chết.
Hoa ngải nàng Rù màu trắng,
cánh hoa nhỏ, dáng thanh, có
mùi thơm nhẹ vào sáng sớm.
Nắng lên sẽ không còn nghe mùi
nữa.
Người ta thường treo hoặc đặt
chậu ngải này ở hai bên cửa để
vận chuyển tài khí cho gia chủ.
Chức năng của nó là kêu gọi , rủ
rê khách khứa vãng lai đến với
cửa tiệm của chủ nhà, giữ cho
gia chủ có một lượng khách bình
ổn. Tuy nhiên, nàng Rù hay các
loại nàng khác cũng thế, nếu
gặp lúc chủ nhà gặp vận số quá
đen, đem về trồng chẳng bao
lâu nó sẽ bỏ đi, châu ngải nhanh
chóng tàn úa cho dù chủ nhà
chăm sóc rất cẩn thận.
Ngải nàng Mơn được trồng
trong chậu, đặt phía trước cửa
quán với mục đích chiêu tài,
quến khách.
Nàng Mơn bông đỏ:
Lá của loại bông đỏ thường có
màu xanh tươi hơn so với Mơn
bông trắng. Cọng lá cũng dẹp
hơn, và rộng hơn so với lá hẹ.
Nàng Mơn đỏ có hoa màu hồng
và hồng đậm. Cánh hoa có loại 6
cánh, 7 cánh và 8 cánh. Trong 3
loại này, chỉ lấy một loại để làm
phép mà thôi. Không phải hoa
nào cũng có thể lấy để luyện
phép đâu.
Nàng Mơn bông trắng:
Loại này có bản lá hẹp hơn và
sống lá khuyết sâu hơn ở phần
cuống lá. Màu sắc lá cũng không
xanh tươi như màu của nàng
Mơn bông đỏ.
Nàng Mơn bông trắng chánh
tông:
Cánh hoa trắng tự nhiên, dáng
cứng cáp, không bị lai tạp, giao
thoa
Ngoài ra còn có nàng Mơn bông
vàng. Nhưng loại này ngày càng
trở nên hiếm hoi. Loại bông
vàng tính năng rất yếu. Nếu
trồng chung hoặc gần với bông
trắng hoặc bông đỏ, chẳng bao
lâu sau chúng chuyển sang màu
trắng đỏ, bông vàng biến mất.
(Nàng Mơn bông trắng)
Trong ba loại nàng Mơn phổ
biến này, ta còn có Mơn ống
bông trắng mà nhiều bạn
thường gọi là ngải bún. Đây
cũng là một họ của nàng Mơn.
Công năng chung của loại này là
chiêu tài, quến khách, làm phép
yêu, dầu ăn nói khiến người
nghe cảm mến mà hợp tác.
Trong các loại, thầy thường
chọn hoa đỏ để cầu tài vì loại
này có tính năng mạnh nhất.
Còn loại hoa trắng thường dùng
để làm dầu ăn nói, phép yêu.


Trang chu
Counter : 1|1|2358
SEO : Bạn đến từ: