Insane
↓Cuối Trang
Bạn có thích BacNinhNo1.XTgem.Com?
Yahoo FaceBook Zing Me Google+ Twitter
Đánh giá (like - dislike)
+A Tăng cỡ chữ-AMặc định- -AGiảm cỡ chữ




CHƯƠNG I
TRỌNG TÀI VÀ NHIỆM VỤ CỦA TRỌNG TÀI

ĐIỀU 1: BAN TRỌNG TÀI gồm có:

1.1. Tổng trọng tài, 1-2 phó tổng trọng tài.

1.2 Tổ trọng tài gồm có 1 trọng tài trưởng, 5 trọng tài và 1 trọng tài thời gian.

1.3. 1 tổ trưởng thư ký, 2-3 thư ký.

1.4. 1 tổ trưởng điểm danh, 2-3 nhân viên.

1.5. 1-2 phát thanh viên.

ĐIỀU 2: NHIỆM VỤ CỦA CÁC TRỌNG TÀI

Dưới sự lãnh đạo của Ban tổ chức giải, các trọng tài phải tiến hành mọi công việc của mình một cách nghiêm túc, cẩn thận, công bằng và chuẩn xác.

Nhiệm vụ cụ thể như sau:

2.1. Tổng trọng tài:

2.1.1. Tổ chức và lãnh đạo công tác của các tổ trọng tài, bảo đảm việc chấp hành Luật thi đấu; Kiểm tra cẩn thận mọi công tác chuẩn bị trước khi thi đấu.

2.1.2. Giải thích về luật và các qui định chưa rõ nhưng không được sửa đổi luật.

2.1.3. Trong quá trình thi đấu được phép điều động các trọng tài làm việc tùy theo yêu cầu của cuộc thi.

2.1.4. Kiểm tra, đồng thời tuyên bố kết quả thi đấu. Hoàn thành tốt việc tổng kết công tác trọng tài.

2.2. Phó tổng trọng tài: Giúp tổng trọng tài làm việc, khi tổng trọng tài vắng mặt thì một phó tổng trọng tài sẽ thay thế để đảm nhiệm công việc.

2.3. Trọng tài trưởng:

2.3.1. Tổ chức học tập chuyên môn và thực hiện công tác trọng tài cho tổ trọng tài mình phụ trách.

2.3.2. Cho phép VĐV làm lại khi họ yêu cầu, đánh giá và trừ điểm thời gian hoàn thành bài thi Thaolu cũng như các thế lên xuống không đúng qui định. Tuyên bố điểm đạt được cuối cùng của VĐV thi.

2.3.3. Đề nghị với tổng trọng tài xử lý thích đáng khi có trọng tài phạm sai lầm nặng.

2.4. Các nhân viên:

2.4.1. Chấp hành đúng các quyết định của giải tham gia và làm tốt công việc chuẩn bị có liên quan đến thi đấu.

2.4.2. Chấp hành đúng luật, tiến hành chấm điểm một cách độc lập, ghi chép đúng và cẩn thận.

2.5. Tổ trưởng xếp lịch – thư ký:

2.5.1. Phụ trách toàn bộ công việc của tổ, thẩm tra việc đăng ký danh sách, xếp lịch thi đấu theo yêu cầu của giải.

2.5.2. Chuẩn bị đủ các biểu bảng cần thiết cho thi đấu. Kiểm tra và xác nhận thành tích và tiến hành xếp đúng thứ hạng thi đấu.

2.6. Thư ký: Thực hiện công việc theo sự phân công của tổ trưởng thư ký.

2.7. Trọng tài thời gian và trọng tài tính điểm:

2.7.1. Phụ trách việc ghi điểm của tổ trọng tài và tính điểm đạt được cuối cùng.

2.7.2. Theo dõi thời gian hoàn thành bài Thaolu của VĐV. Nếu thấy có gì không phù hợp với luật thì báo cáo ngay với trọng tài trưởng.

2.8. Tổ trưởng điểm danh: Phụ trách mọi công việc của tổ điểm danh. Nếu có gì thay đổi phải báo cáo ngay cho tổng trọng tài và cho người phát thanh biết.

2.9. Trọng tài điểm danh: Gọi tên theo thứ tự thi đấu và sau khi VĐV thực hiện bài thi xong, phải đưa bản danh sách đã gọi tên cho trọng tài trưởng.

2.10. Phát thanh viên: Giới thiệu cho khán giả biết về thành tích thi đấu của các VĐV, đồng thời giới thiệu về đặc điểm môn thi, luật thi, điều lệ thi cũng như các điều cần biết về môn thể thao Wushu. (xem tiếp)

CHƯƠNG II

LUẬT THI ĐẤU CHUNG

ĐIỀU 3: NỘI DUNG THI ĐẤU

Nội dung thi đấu gồm thi đấu cá nhân, thi đấu đồng đội và thi biểu diễn.

ĐIỀU 4: CÁC MÔN THI VÀ CÁC MÔN BIỂU DIỄN

4.1. Các môn thi gồm có:

1. Trường quyền.

2. Nam quyền.

3. Thái cực quyền.

4. Đao thuật.

5. Kiếm thuật.

6. Thương thuật.

7. Côn thuật.

4.2. Các môn biểu diễn: là ngoài các môn qui định

1. Cá nhân.

2. Đối luyện.

3. Tập thể.

ĐIỀU 5: XÁC ĐỊNH THỨ HẠNG

5.1. Xếp hạng cá nhân: VĐV được điểm cao nhất xếp thứ 1; VĐV được điểm cao thứ hai xếp thứ 2, và theo thứ tự để xếp tiếp. Nếu cuộc thi tiến hành theo thể thức thi đấu vòng loại và vòng chung kết thì VĐV nào có số điểm trung bình cao nhất ở vòng loại và ở vòng chung kết được xếp thứ nhất và cứ thế mà xếp các thứ bậc tiếp theo.

5.2. Xếp hạng cá nhân toàn năng và xếp hạng đồng đội: Xếp hạng cá nhân toàn năng và xếp hạng đồng đội theo hướng dẫn và qui định của Điều lệ.

5.3. Cách xếp hạng khi có số điểm bằng nhau:

5.3.1. Khi hai VĐV hoặc trên hai VĐV (hoặc hai đội và trên hai đội) có số điểm bằng nhau thì cách xếp hạng theo thứ tự dưới đây:

5.3.1.1. VĐV nào có trị số của hai số lẻ thập phân phần trăm cao hơn, được xếp trên.

5.3..1.2. VĐV nào có trị số của hai số lẻ thập phân phần nghìn và phần mười nghìn hơn thì được xếp trên.

5.3.2. Khi các cá nhân toàn năng có số điểm ngang nhau thì VĐV nào có số lần xếp thứ nhất môn thi cá nhân nhiều hơn được xếp trên; Nếu như vẫn ngang nhau thì VĐV nào có số lần xếp thứ nhiều hơn được xếp trên và cứ theo cách đó để xếp tiếp.

5.3.3. Khi tổng số điểm của hai đội bằng nhau thì đội nào trong thi đấu có nhiều cá nhân đứng thứ nhất hơn được xếp trên; nếu vẫn ngang nhau thì đội nào có nhiều cá nhân đứng thứ nhì hơn sẽ được xếp trước và cứ theo như thế để xếp trước.

ĐIỀU 6: TRANG PHỤC, CHÀO VÀ RA SÂN THI ĐẤU. THẾ MỞ ĐẦU VÀ THẾ KẾT THÚC

6.1. Trọng tài phải mặc trang phục thống nhất, đeo phù hiệu trọng tài thống nhất.

6.2. Khi thi đấu VĐV phải mặc quần áo thi đấu và đeo số hiệu thi đấu.

6.3. Khi VĐV nghe thấy gọi tên vào sàn thi đấu và lúc thi đấu xong nghe trọng tài trưởng tuyên bố điểm đạt được cuối cùng thì phải quay về phía trọng tài trưởng để chào kiểu bao quyền như sau: đứng nghiêm mắt hướng về phía trọng tài trưởng hai chân ngang bằng vai bàn tay trái nắm lại thành quyền, tay phải để ngang ngực khoảng 20-30cm. Nếu thi môn đao thuật thì phải trúc mũi đao, kiếm xuống; nếu thi môn thương thuật, côn thuật thì một tay nắm chặt côn hoặc thương và chống thẳng đạo cụ xuống đất, bàn tay của tay kia bao nắm lại thành chưởng ở trước ngực, mắt nhìn thẳng về phía trọng tài trưởng cúi chào.

6.4. VĐV làm thế mở đầu và kết thúc phải cùng một phương hướng, ở cùng một bên đài thi hoặc của thảm đấu. Nếu thế mở đầu mà lưng quay về phía trọng tài trưởng thì khi thu chân lại ở thế kết thúc phải quay mặt lại phía trọng tài trưởng. Không được phép ở thế kết thúc vừa thu chân vừa quay lại phía trọng tài trưởng.

6.5. Bất kỳ bộ phận nào của cơ thể VĐV bắt đầu làm động tác cũng là lúc đã mở thế đầu và bắt đầu tính giờ. Khi VĐV chụm chân lại thu thế cuối cùng tức là kết thúc việc tính thời gian. Tổ trọng tài dùng hai đồng hồ tính thời gian, nếu một đồng hồ đạt thời gian qui định thì tính thời gian đủ. Nếu cả hai đồng hồ đều chưa đủ thời gian qui định thì tính thiếu thời gian. Khi trừ điểm do thiếu thời gian, phải lấy thời gian của đồng hồ gần nhất với thời gian qui định làm chuẩn.

6.6. VĐV không tham gia thi đấu đúng giờ coi như bỏ cuộc.

CHƯƠNG III

ĐIỂM CHUẨN VÀ PHƯƠNG PHÁP CHẤM ĐIỂM

ĐIỀU 7: ĐIỂM CHUẨN CHẤM CÁC MÔN THI VÀ MÔN BIỂU DIỄN

Điểm cao nhất của mỗi môn thi là 10 điểm. Điểm chuẩn trừ điểm như sau:

7.1. Điểm chuẩn môn trường quyền, đao thuật, kiếm thuật, thương thuật, côn thuật:

7.1.1. Điểm chuẩn động tác qui định là 6 điểm. VĐV nào thực hiện về thủ hình, bộ hình, thủ pháp, bộ pháp, thoái pháp, nhảy, thăng bằng và các loại dụng cụ không đúng yêu cầu qui định sai phạm ở mức nhẹ thì mỗi lần sai phạm bị trừ 0,05 điểm. Nếu làm không đúng yêu cầu qui định ở mức khá rõ thì mỗi lần sai bị trừ 0,2 điểm. Sai phạm của kiếm thuật thì lấy chuẩn là định thế chỉ trừ một lần bằng tổng số điểm sai phạm và trừ nhiều nhất là 0,2 điểm. Khi một động tác mắc nhiều sai phạm thì nhiều nhất chỉ trừ không quá 0,2 điểm. Lưỡi đao, kiếm chạm vào bất cứ phần nào của thân thể hoặc của đao pháp, kiếm pháp không phân biệt rõ ràng thì bị trừ điểm của động tác đó.

7.1.2. Điểm cho về kình lực và phối hợp là 2 điểm. Cho đủ điểm qui định nếu ra kình lực đầy đủ, dùng lực rõ, điểm lực chuẩn xác, phối hợp tay, mắt, thân bộ pháp tốt và nhịp nhàng (môn thi có dụng cụ phải phối hợp ăn ý giữa dụng cụ và thân thể), động tác phải lanh lẹ, rứt khoát. VĐV nào làm động tác hơi khác qui định thì bị trừ 0,1 đến 0,5 điểm, làm khác khá rõ thì bị trừ 0,6 đến 1 điểm; làm sai khác quá rõ thì bị trừ 1,1 đến 2 điểm.

7.1.3. Điểm cho về tinh thần, nhịp điệu và phong cách thi đấu là 2 điểm. Cho đủ điểm qui định nế VĐV làm đúng yêu cầu, tinh thần, nhịp điệu rõ ràng và phong cách nổi trội. VĐV làm động tác hơi khác qui định bị trừ 0,1 đến 0,5 điểm; Làm sai khác rõ bị trừ 0,6 đến 1 điểm; Làm sai khác quá rõ bị trừ 1,1 đến 2 điểm.

7.2. Điểm chấm chuẩn của Thái cực quyền:

7.2.1.Điểm cho động tác qui định là 6 điểm. VĐV nào thực hiện thủ hình, bộ hình, thủ pháp, bộ pháp, thoái pháp hơi khác qui định thì mỗi lần sai bị trừ 0,05 điểm; Nếu làm sai khác khá rõ với qui định thì mỗi lần sai bị trừ 0,2 điểm, nếu mắc nhiều sai phạm cùng một động tác thì điểm bị trừ tối đa không được quá 0,2 điểm.

7.2.2 Điểm cho kình lực và phối hợp là 2 điểm. VĐV nào vận kình lực rõ, đòn vững chuẩn, biểu diễn liên tục, phối hợp tay, mắt, thân và bộ pháp tốt thì được đủ số điểm qui định. VĐV nào làm hơi khác qui định thì bị trừ 0,1 đến 0,5 điểm; Làm khác khá rõ so với qui định thì bị trừ 0,6 đến 1 điểm; làm sai khác quá rõ so với qui định thì bị trừ 1,1 đến 2 điểm.

7.2.3. Điểm cho về tinh thần, tốc độ và phong cách là 2 điểm. VĐV nào biểu diễn đúng yêu cầu, tinh thần tập trung, sắc thái tự nhiên, tốc độ hợp lý thì cho đủ số điểm. VĐV nào làm hơi khác qui định thì bị trư 0,1 đến 0,5 điểm. Nếu sai khác khá rõ thì bị trừ 0,6 đến 1 điểm. Nếu sai khác quá rõ thì bị trừ 1,1 đến 2 điểm.

7.3. Điểm chuẩn chấm cho môn Nam quyền:

7.3.1. VĐV nào thực hiện thủ hình, bộ hình, thủ pháp, khuỷu pháp, kiều pháp, bộ pháp, thoái pháp hơi khác với qui định thì mỗi lần sai phạm bị trừ 0,05 điểm; Nếu sai phạm phạm rõ thì mỗi lần sai bị trừ 0,2 điểm; Một động tác nhiều lần sai phạm thì điểm trừ tối đa không được quá 0,2 điểm.

7.3.2. VĐV nào kình lực thuận rõ, phát kình mạnh mẽ điểm lực chuẩn xác phối hợp tay, mắt, thân, bước chân, động tác lanh lẹ rứt khoát thì được đủ số điểm qui định. VĐV nào làm hơi khác qui định thì bị trừ 0,1 điểm, sai khác rõ thì bị trừ 0,6 đến 1 điểm, sai khác quá rõ thì bị trừ 1,1 đến 2 điểm.

7.3.3. Điểm cho về tinh thần, nhịp điệu và phong cách là 2 điểm. VĐV nào biểu diễn với tinh thần tập trung nhịp điệu rõ ràng phong cách nổi trội thì cho đủ số điểm qui định. VĐV nào làm hơi khác yêu cầu thì bị trừ 0,1 đến 0,5 điểm, làm sai khác khá rõ thì bị trừ 0,6 đến 1 điểm, làm sai khác quá rõ thì bị trừ 1,1 đến 2 điểm.

7.4. Điểm chuẩn chấm cho các môn biểu diễn:

7.4.1. Điểm chuẩn chấm cho các môn cá nhân.

a). Thủ thế đứng, phương pháp chuẩn xác được 4 điểm.

b). Kình lực thuận rõ, động tác phối hợp tốt được 3 điểm.

c). Phong cách độc đáo, nội dung đầy đủ và phong phú được 2 điểm.

d). Tinh thần tập trung, nhịp điệu rõ ràng được 1 điểm.

7.4.2. Điểm chuẩn chấm cho môn đối luyện:

a). Phương pháp chuẩn xác, công thủ hợp lý được 4 điểm.

b). Động tác điêu luyện, phối hợp tốt được 3 điểm.

c). Nội dung đầy đủ, kết cấu chặt chẽ được 2 điểm.

d). Động tác biểu diễn làm như thực, phong cách nổi trội được 1 điểm.

7.4.3. Điểm chuẩn cho môn tập thể.

a). Điểm về chất lượng: tư thế đúng, động tác động – tĩnh rõ ràng, tinh thần tập trung, kỹ thuật điêu luyện được 4 điểm.

b). Điểm về nội dung: nội dung đầy đủ, đặc điểm võ thuật và phong cách nổi trội, động tác cả bài phải bao gồm các phương pháp chính của động tác cơ bản môn đó được 3 điểm.

c). Điểm về phối hợp: đội hình chỉnh tề, động tác đều và nhịp nhàng được 2 điểm.

d). Điểm về kết cấu và bố cục: kết cấu và bố cục bài hợp lý, bố trí cân đối và nghệ thuật được 1 điểm.

7.5. Điểm chuẩn chấm cho các sai phạm khác:

7.5.1. Không hoàn thành bài: không cho điểm bất kỳ môn nào nếu VĐV đó không hoàn thành bài thi, giữa chừng ra khỏi sân thi.

7.5.2. Quên: khi thi cứ mỗi lần quên động tác thì tùy mức độ khác nhau mà bị trêm 0,1 đến 0,3 điểm.

7.5.3. Quần áo trang sức ảnh hưởng đến động tác: khi thi đấu nếu giải tua của đao kiếm quấn vào bất kỳ phần nào của thân thể, làm ảnh hưởng đến động tác, hoặc khi thi giải đao tua kiếm, ngũ thương, thắt lưng rơi xuống đất, quần áo bị hở phanh ra, rách toạc… thì bị trừ 0,1 đến 0,2 điểm.

7.5.4. Khí giới chạm đất, tuột cán, chạm thân thể, biến hình, gãy và rơi xuống đất: Khi thi nếu dụng cụ khí giới chạm đất, tuột cán, chạm thân thể thì mỗi lần sai phạm bị trừ 0,1 đến 0,2 điểm; Nếu dụng cụ khí giới bị cong, gấp, biến dạng thì tùy theo mức độ khác nhau mà trừ 0,1 đến 0,3 điểm; Nếu khí giới dụng cụ bị đứt, gãy hoặc rơi xuống đất thì mỗi lần sai phạm bị trừ 0,4 điểm.

7.5.5. Mất thăng bằng: Khi thi, mỗi lần chao đảo, nhấp nhổm bị trừ 0,1 đến 0,2 điểm; Mỗi lần phải chống tỳ thêm bị trừ 0,2 đến 0,3 điểm; mỗi lần ngã chạm đất bị trừ 0,4 điểm.

7.5.6. Ra khỏi vạch giới hạn: bất kỳ phần nào của thân thể ra ngoài vạch giới hạn bị trừ 0,1 điểm; Nếu toàn thân ra ngoài vạch giới hạn bị trừ 0,2 điểm.

7.5.7. Phương hướng động tác không đúng: VĐV nào làm động tác có phương hướng lệch hướng qui định 90o hoặc hơn thì mỗi lần sai phạm bị trừ 0,1 điểm. Trong Thái cực quyền nếu làm sai lệch tới 45o hoặc hơn thì mỗi lần sai bị trừ 0,1 điểm.

7.5.8. Thế mở đầu và thế kết thúc không đúng qui định bị trừ 0,1 điểm.

7.5.9. Làm lại:

a). Nếu do khách quan làm VĐV đang thực hiện bài thi phải dừng lại giữa chừng, thì trọng tài trưởng sẽ cho phép được làm lại lần nữa mà không bị trừ điểm.

b). Nếu do quên, nhầm, dụng cụ khí giới hỏng… hoặc nguyên nhân khác làm cho VĐV thi phải dừng giữa chừng thì có thể làm lại một lần nữa nhưng bị trừ 1 điểm.

c). Nếu khi đang thực hiện bài thi mà VĐV bị chấn thương không thể thi tiếp được thì trọng tài trưởng có quyền ra lệnh dừng thi; nếu qua sơ cứu mà VĐV đó có thể tiếp tục thì cho phép thi lại trong nhóm thi đó, nhưng phải xếp thi cuối cùng, bài thi phải làm lại từ đầu và bị trừ 1 điểm: nếu bị chấn thương không thể thi tiếp được thì theo thời gian qui định ở trên coi là bỏ cuộc.

7.5.10. Làm bài thi thiếu thời gian hoặc quá thời gian qui định: nếu thời gian hoàn thành bài thi Thái cực quyền không đủ hoặc quá thời gian qui định từ 0,1 đến 5 giây thì bị trừ 0,1 điểm; Nếu từ 5,1 giây đến 10 giây bị trừ 0,2 điểm và cứ theo như vậy để trừ điểm tiếp. Nếu thời gian của bài Thaolu không đúng qui định từ 0,1 đến 2 giây thì bị trừ 0,1 điểm; nếu không đủ 2,1 giây đến 4 giây thì bị trừ 0,2 điểm và cứ trừ điểm tiếp theo cách trên

7.5.11. Thiếu hoặc thừa động tác qui định:

a). Cứ mỗi động tác thừa hoặc thiếu bị trừ 0,3 điểm.

b). Thiếu hoặc thừa số bước chạy đà nhảy vọt hoặc của bước tiến hành thì mỗi lần sai phạm bị trừ 0,1 điểm. Trọng tài trưởng trừ điểm khi người thi phạm phải bốn loại sai phạm trên.

ĐIỀU 8: PHƯƠNG PHÁP CHẤM ĐIỂM

8.1. Chấm điểm của trọng tài: Căn cứ vào trình độ kỹ thuật của VĐV thể hiện khi thi, căn cứ vào điểm chuẩn chấm của các môn thi về số điểm qui định, trọng tài tiến hành trừ điểm các động tác sai và cho điểm đạt được của người thi. Điểm của trọng tài chấm thi có thể lấy đến hai số lẻ thập phân sau hàng đơn vị nhưng hàng phần trăm phải là 0 hoặc 5 bằng cách làm tròn số.

8.2. Xác định điểm thi: Khi có 5 trọng tài chấm điểm thì tính điểm thi cuối cùng như sau: - Bỏ điểm cao nhất và điểm thấp nhất. - Tính điểm trung bình của ba điểm còn lại. - Làm tròn số lẻ hàng thập phân phần trăm bằng phương pháp làm tròn số. - Điểm thi cuối cùng là điểm có hai số lẻ thập phân sau khi đã làm tròn số hàng phần trăm.

8.3. Xác định điểm thi cuối cùng: Trọng tài trưởng lấy điểm thi đạt được của VĐV trừ đi số điểm bị trừ do sai phạm. Hiệu số đó là điểm thi cuối cùng của VĐV thi.

ĐIỀU 9: CÁC QUI ĐỊNH KHÁC

9.1. Thời gian hoàn thành bài Thaolu:

9.1.1. Thời gian qui định thi mỗi môn nam quyền, đao thuật, thương thuật, côn thuật là không được dưới 1 phút 20 gây.

9.1.2. Thời gian qui định thi Thái cực quyền là 5 đến 6 phút (đến phút thứ 5 trọng tài trưởng thỏi còi báo hiệu). Thời gan qui định thi Thái cực kiếm là 3 đến 4 phút.

9.1.3. Thời gian qui định cho thi cá nhân: môn biểu diễn không được dưới một phút; Thời gian thi môn đối luyện không dưới 50 giây; Thời gian qui định cho thi môn tập thể không dưới 3 phút.

9.2. sân thi đấu: Sân thi đấu được tiến hành trên thảm trải trên mặt đất dài 14m, rộng 8m. Mép trong của thảm có đường viền biên có mầu rõ, rộng 5cm. Cách đều hai đầu thảm chính giữa kẻ một đường dài 30cm, rộng 5cm.
Counter : 1|1|526
Tags: bacninhno1.xtgem.com/giaitri/vo-thuat/Luat20wushu,....
SEO : Bạn đến từ: