Giếng thở than
ôi vốn chẳng có nhiều kinh nghiệm cũng chẳng nhiều kiên nhẫn để viết truyện – tôi chủ yếu nghĩ về các truyện ma vì chẳng bao giờ quan tâm đến các thể loại truyện khác. Đôi lúc tôi thấy vui vui khi nghĩ đến những truyện thỉnh thoảng thoáng qua trong tâm trí, nhưng chưa bao giờ được thể hiện ra một cách thích đáng. Chưa bao giờ thích đáng. Thực tế tôi đã viết một số truyện nhưng còn nằm trong ngăn kéo hay đâu đó. Xin mượn ở đây lời Sir Walter Scott thường trích dẫn "Cứ nhìn lại thì không dám nữa." Chúng không đủ hay. Mặc dù trong một vài truyện cũng có ý tưởng đấy, nhưng những ý tưởng đó không chịu đâm hoa kết trái trong môi trường tôi định ra cho chúng. Có lẽ nếu để in ra chúng phải được chuyển sang thể loại khác. Hãy để tôi được nhắc lại chúng ở đây vì lợi ích (đây là cách nói) của một người nào đó.
Có truyện một người đàn ông đi du lịch trên một chuyến tàu hoả ở Pháp. Ngồi trước mặt chàng là một phụ nữ Pháp luống tuổi với ít ria mép thông thường mà vẻ mặt kiên quyết. Chàng không có gì để đọc ngoài quyển tiểu thuyết không còn hợp thời mà chàng chỉ mua vì đóng bìa đẹp – tiêu đề là Madame de Lichtenstein. Nhìn mãi qua cửa sổ cũng chán, chàng bắt đầu buồn ngủ khi lật giở các trang sách và dừng lại ở một đoạn đối thoại giữa hai nhân vật trong sách. Hai nhân vật nói về một phụ nữ quen, sống trong một ngôi nhà lớn ở Marcilly-le-Haynes. Ngôi nhà được mô tả và – ta đã đến điểm chính – việc mất tích của chồng người đàn bà được nhắc đến. Cả tên bà ta cũng được nhắc đến khiến các bạn độc giả không thể nào không nghĩ rằng chàng có biết cái tên này vì nó liên hệ tới một vài mối quan hệ khác của chàng. Vừa vặn tàu dừng lại một ga miền quê, anh chàng đi du lịch của chúng ta giật mình tỉnh dậy – quyển sách vẫn mở dưới tay – người phụ nữ ngồi trước mặt xuống tàu, xách theo túi xách trên có tên hình như ở trong cuốn tiểu thuyết thì phải. Chàng đi tiếp đến Troyes, ở đây chàng làm nhiều cuộc đi dạo chơi và có một lần chàng – vào giờ ăn trưa, phải tới Marcilly-le-Haynes. Khách sạn nơi quảng trường lớn ở ngay trước mặt một ngôi nhà có ba trán cổng [1] trông hơi có vẻ khoe khoang. Từ cửa đi ra một người đàn bà ăn vận lịch sự mà chàng đã từng trông thấy trước đây. Chàng nói chuyện với người hầu bàn. Vâng,đó là một phu nhân góa chồng. Hoặc là người ta tin vậy. Không ai hiểu chuyện gì đã xảy ra với chồng bà ta. Đến đây chúng ta mắc. Dĩ nhiên torng quyển tiểu thuyết chàng đọc làm gì có đoạn đối thoại mà chàng tưởng đã đọc trên tàu.
Rồi đến một truyện dài về hai sinh viên chưa tốt nghiệp, về dự lễ Giáng sinh tại một nhà nghỉ ở miền quê của một trong hai người. Một ông chú là người sẽ thừa kế địa sản sau này, sống ngay gần đó. Một thầy tu Roman, có học, nói năng có vẻ tin được, sống cùng với ông chú, cố làm hai chàng vui lòng. Sau khi ăn cơm với chú là những cuộc đi dạo lúc đêm khuya để về nhà. Họ luôn bị quấy rối khi đi qua các bụi cây. Có nhiều vết lạ hình thù không rõ ràng để lại trên tuyết ở quanh nhà, sáng mới phát hiện ra. Có những cố gắng để lùa đi anh bạn cùng ở, cô lập người chủ sở hữu, dụ anh ta ra ngoài lúc đêm tối. Cuối cùng vị cha cố thất bại và chết. Cái chết quen thuộc của một nạn nhân khác được ngăn cản.
Cũng có truyện hai sinh viên của Đại học King Cambridge thế kỷ mười sáu (thực tế bị đuổi khỏi trường do yêu thuật) đêm đêm đi thăm một mụ phù thủy ở Fenstanton, khi đến chỗ rẽ đi Lolworth trên đường Huntington gặp một người bạn đường dẫn theo một dáng người quen thuộc mà hình như họ có biết. Đến Fenstanton, làm sao họ biết được mụ phù thủy đã chết và khi ngồi trên ngôi mộ của mụ, họ đã trông thấy gì.
Lại còn một số truyện đã được viết ra từng phần, những truyện chỉ đôi khi thóang qua trong trí nhưng chưa thực sự thành hình. Thí dụ, người đàn ông ngồi trong phòng (dĩ nhiên trong óc có một ý tưởng nào đó) một buổi tối, bỗng giật mình vì một tiếng động nhẹ, vội quay lại thì nhìn thấy một bộ mặt người chết ở giữa hai tấm rèm cửa sổ. Bộ mặt tuy đã chết, nhưng hai mắt vẫn còn sống động. Anh ta vùng ra cửa sổ, vạch mạnh tấm rèm ra: một mặt nạ bằng bìa cứng rơi xuống sàn. Chẳng thấy ai. Hai con mắt chỉ là hai cái lỗ giấy bồi. Biết làm gì bây giờ?
Lại có những cái vỗ vai khi bạn đang rảo bước về nhà trong đêm tối, tưởng tượng trước đến gian phòng ấm cúng có lò sưởi, và quay lại, bạn trông thấy một khuôn mặt hoặc một người không mặt?
Cũng như vậy, khi ông Ác định tiêu diệt ông Thiện, nấp trong bụi cây dày bên vệ đường để nã súng hạ ông ta, thì đúng lúc ông Thiện cùng một người bạn vô tình nhập bọn đi qua, lại thấy ông Ác tắm mình trong máu ở giữa đường. Ông ta kể bạn nghe đã thấy gì chờ đợi mình trong bụi cây – thậm chí nó vẫy gọi ông ta – để ông ta và bạn đừng chú ý. Có nhiều khả năng xây dựng tiếp câu chuyện nhưng mất công lắm, quá sức tôi.
Lại cũng có nhiều tình huống có thể xảy tới khi người ta kéo cái pháo hoa giáng sinh để đọc được lời nhắn ghi trong câu châm ngôn trên đó. Họ vội vàng rời khỏi buổi liên hoan ra về lấy cớ thoái thác là do bị khó tiêu, thực ra đúng hơn là bị ràng buộc bởi một cam kết trước đây đã lâu.
Xin mở ngoặc, nhiều thứ rất thông thường có thể trở thành vật chuyên chở sự báo thù đến cho người ta, nếu không phải báo thù thì cũng là ác tâm hiểm độc. Hãy cẩn thận khi bạn cầm lên một cái gói trên lối đi trong vườn hoa nhất là khi nó chứa tóc và móng tay. Đừng bao giờ đem nó vào nhà. Cũng có thể không thành phố chỉ có một cái gói đó đâu…(Nhiều tác giả thời nay tin rằng chỉ cần những vật rất nhỏ có thể đưa đến một truyện viết có hiệu quả. Thế thì dễ rồi – ta cần thêm một số những vật nhỏ ấy…).
Đêm khuya hôm thứ hai có một con cóc nhảy vào phòng giấy của tôi, và mặc dù xem ra không có cái gì có thể liên hệ tới sự xuất hiện này được, tôi vẫn cảm thấy khôn ngoan ra thì đừng nên nghiền ngẫm những đề tài có thể khiến tâm trí ta nhận thấy sự có mặt của những kẻ đến thăm còn đáng sợ hơn. Nói vậy là đủ.
Chú thích :
[1] Trang trí mặt trước cổng hình tháp có những mặt nghiêng với nhiều đường chỉ dội lên một hình cánh cung, giống như kiểu trang trí gô tích ở cửa nhà thờ
Trang tiếp
Danh sách trang
01 02 03 04 05 06 07 08 09 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30